Hiện nay có rất nhiều quý khách hàng thắc mắc không biết tần số sóng mang và điện áp ra của biến tần dạng gì ? vì vậy hôm nay abientan sẽ chia sẻ một số thông tin liên quan tới vấn đề này qua bài viết sau.
Tìm hiểu về cấu tạo của biến tần
Như các bạn đã biết thì biến tần là một thiết bị rất phổ biến hiện nay trong công nghiệp được dùng để điều khiển động cơ 3 pha không đồng bộ hoặc đồng bộ. Biến tần thường được cấu tạo gồm 3 khối chính bao gồm:
Khối nén điện áp AC ngõ vào thành điện DC một chiều. Thường sử dụng mạch nén điện DC toàn chu kỳ dùng diode tụ điện và điện trở.
Khối điện khiển bao gồm board mạch vi xử lý để điều khiển quá trình hoạt động, cài đặt thông số và hiển thị lỗi của biến tần.
Khối ngõ ra thường được cấu tạo bởi 6 igbt để băm xung điện DC đã nén được ở khối ngõ vào thành dạng điện áp gần giống như dạng điện sin 3 pha.
Các bạn có thể tham khảo chi tiết thông tin cấu tạo của biến tần tại bài viết sau của abientan : biến tần là gì
Tần số sóng mang PWM trên biến tần là gì ?
Ở khối ngõ ra của biến tần thì IGBT sẽ được điều khiển đóng cắt để tạo ra dạng sóng tương ứng với sóng hình sin giúp motor hoạt động, và tần số để đóng cắt IGBT ở đây chính là thông số được gọi là tần số sóng mang hay PWM. Thường thì đa số biến tần đều có thông số này và chúng ta có thể điều chỉnh nó từ 2-16Khz.
Để thực hiện việc đóng cắt tần số này thì biến tần sẽ sử dụng một vi xử lý sau đó truyền tín hiệu cho một IC kích để đóng ngắt khối IGBT. Chính vì vậy trong khi sử dụng biến tần mà hư hỏng IC kích cũng sẽ khiến biến tần bị báo lỗi.
Trong tài liệu của nhà sản xuất thì tần số sóng mang thường được gọi với tên PWM hoặc carrier frequency.
Tần số sóng mang PWM có tác dụng gì với biến tần
Thông số tần số sóng mang của biến tần có ý nghĩa đến việc dạng tải của biến tần. Ví dụ như đối với tải thường hoặc tải nhẹ ta chỉ cần cài PWM khoảng 2-5Khz, còn đối với dạng tải nặng thì ta cài thông số này ở mức từ 8Khz trở lên. Tần số sóng mang cũng ảnh hưởng đến việc tạo sóng hài gây ra tiếng kêu của motor khi hoạt động với biến tần.
Ngoài ra khi dây nối từ động cơ tới biến tần quá dài thì các bạn cần cài đặt tần số sóng mang thích hợp để tránh hiện tượng bị nhiễu gây tổn hao trên đường dây.
Vậy điện áp ngõ ra của biến tần dạng gì ?
Như đã phân tích ở trên về cấu tạo của biến tần thì điện áp ngõ ra của biến tần thực chất không phải là điện 3 pha bình thường mà chỉ là điện DC được băm xung để có chức năng tương đương sử dụng cho động cơ 3 pha. Tùy theo từng loại biến tần mà cách điều khiển băm xung khác nhau nên có nhiều dạng ngõ ra khác nhau, bạn có thể tham khảo một dạng ngõ ra biến tần ở hình phần đầu bài viết. Chính nhờ việc ngõ ra biến tần đặc biệt như vậy mà sẽ phát sinh một số vấn đề như sau:
- Đặc tính ngõ ra băm xung DC nên giúp cho biến tần có thể điều khiển hoạt động của motor với khả năng tiết kiệm điện tối ưu nhất. Khi lắp biến tần cho motor thường tiết kiệm được lượng điện năng tiêu thụ từ trên 10% tùy theo ứng dụng.
- Với đặc tính ngõ ra không phải là điện áp AC dạng SIN bình thường nên nếu bạn sử dụng một số loại đồng hồ VOM hoặc điện tử loại rẻ tiền thì gần như là không thể đo được điện áp ngõ ra này. Trong trường hợp này muốn xem điện áp ngõ ra của biến tần bao nhiêu vôn thì các bạn có thể mở thông số monitor trên biến tần hoặc dùng một số loại đồng hồ chuyên dụng để đo cho chính xác.
- Liên quan tới vấn đề điện áp ngõ ra của biến tần chỉ là dạng điện có chức năng tương tự như dạng sin nên biến tần chỉ có thể sử dụng được cho động cơ 3 pha mà thôi, nếu sử dụng cho những thiết bị điện khác có thể làm hư hỏng cho cả biến tần và thiết bị điện đó.
Trường hợp nào không dùng được biến tần
=> Đối với những bạn muốn chuyển điện từ 1 pha ra 3 pha để sử dụng cho motor điện 3 pha thì biến tần là một sự lựa chọn tốt nhất, còn một số trường hợp khác không nên dùng như sau:
- Một số bạn sử dụng thiết bị điện lạnh điện 60Hz muốn dùng biến tần chuyển điện Việt Nam từ 50=>60Hz để dùng là không được bởi vì ngõ ra biến tần không phải là dạng sóng sin nên việc sử dụng có thể làm hỏng thiết bị. Trong trường hợp này các bạn phải dùng bộ chuyển đổi tần số điện chuyên dụng.
- Còn đối với vùng không có điện 3 pha mà muốn chuyển điện 1 pha ra 3 pha để dùng cho thiết bị điện không phải motor thì cũng không nên dùng biến tần. Trong trường hợp này các bạn phải sử dụng biến thế 1 pha ra 3 pha.