Điện áp là yếu tố rất quan trọng của mạch điện. Nhưng với những ai không có chuyên ngành thật khó nắm bắt điện áp là gì ? Và điện áp có mấy loại ? Beeteco sẽ bật mí giúp bạn một cách chính xác và đầy đủ nhất.
Điện áp là gì?
Điện áp hay còn gọi là hiệu điện thế, là công thực hiện được để di chuyển một hạt điện tích trong trường tĩnh điện từ điểm này đến điểm kia. Hiệu điện thế có thể đại diện cho nguồn năng lượng (lực điện), hoặc sự mất đi, sử dụng, hoặc năng lượng lưu trữ (giảm thế).
Nói đơn giản hơn, điện áp là sự chênh lệch về điện thế giữa 2 điểm mà chúng ta cần đo hay so sánh.
Thông thường, tại một điểm trên dây dẫn hay thiết bị dùng điện. Người ta thường đo hiệu điện thế được tính với điểm gắn với đất (dây trung hòa) có điện thế = 0V.
Ký hiệu của điện áp hay hiệu điện thế là V hoặc U.
Đơn vị tính là V (vol – vôn)
Phân loại điện áp thông dụng
1 Điện áp định mức là gì?
Điện áp định mức còn được gọi là điện áp danh định, nó là đại lượng quan trọng của lưới điện (ký hiệu Uđm hoặc Udd), đây là điện áp cơ sở để thiết kế và vận hành lưới điện, đồng thời quyết định đến khả năng chịu tải của lưới điện.
Có 2 loại điện áp: điện áp dây (giữa 2 dây pha) ; điện áp pha (giữa dây pha và dây trung tính hay đất).
2 Điện áp một chiều – DC
Điện áp một chiều là hiệu điện thế giữa 2 cực của nguồn đi qua mạch theo hướng một chiều, cường độ dòng điện có thể thay đổi về độ lớn nhưng không thay đổi về chiều
- Cách đo: Dùng Vôn Kế một chiều.
- Nguồn phát: Acquy, Pin, Pin năng lượng mặt trời.
- Có thể dùng bộ lưu điện để chuyển đổi từ Điện áp DC sang điện áp AC, hiệu suất lên đến 80%.
- Các cấp điện áp một chiều thông dụng: 5V, 9V, 12V, 24V, 48V.
3 Điện áp xoay chiều – AC
Hay còn được gọi là điện áp AC: Có chiều và cường độ điện áp thay đổi theo thời gian về độ lớn lẫn chiều.
- Điện áp xoay chiều có 2 loại: Điện áp xoay chiều 1 pha và điện áp xoay chiều 3 pha.
- Điện áp xoay chiều 1 pha: Dùng chỉ có 1 đường dây pha trên hệ thống dẫn điện.
- Điện áp xoay chiều 3 pha: áp dụng trên 3 dây pha L1, L2, L3 khác nhau về hiệu điện thế.
Ngoài ra, chúng ta có thể lấy nguồn điện 1 pha 2 dây từ nguồn điện 3 pha này.
4 Điện áp tiếp xúc và điện áp bước
Điện áp bước là điện áp được xác định giữa 2 chân người khi bước trên mặt đất trong vùng sự cố (chỉ những vị trí có đất bị nhiễm điện do tác động của sét, ngắn mạch…) Điện áp tiếp xúc được hiểu là điện áp giữa vị trí chân người đứng với phần tiếp đất của thiết bị.
5 Điện áp pha
Điện áp pha là điện áp đo được giữa dây pha và dây trung tính, còn điện áp dây là điện áp giữa hai dây pha. Hay hiểu đơn giản hơn thì điện áp pha chỉ là điện áp ở trên dây đó. Điện áp pha gồm có loại điện áp 1 pha và điện áp 3 pha.
6 Điện áp dây
Loại điện áp này đo được 2 đường dây pha, có thể là pha A và pha C hoặc pha B và pha C. Mỗi pha sẽ có điện áp là 220v. Công thức tính dòng điện sin, điện áp giữa 2 pha bằng căn bậc 3 ( khoảng 1,7) x 220v = 380v (0,4KV).
7 Điện áp cao thế
Điện cao thế được hiểu là dòng điện có điện áp lớn làm tổn hại tới sinh vật sống. Ở thiết bị, dây dẫn có dòng điện cao phải đảm bảo yêu cầu và quy trình an toàn.
Loại điện này được ứng dụng trong ống phóng tia cathode, sản sinh tia X và những chùm hạt cũng như áp dụng vào lĩnh vực khoa học, công nghệ khác.
Ở điện cao thế sử dụng cho những mạng phân phối điện đi xa bao gồm 1 số cấp chẳng hạn: 66 KV, 110 KV, 220 KV, 500 KV.
8 Điện áp trung thế
Điện trung thế là các đường điện thuộc cấp điện áp từ 15kV. Ở loại này thường có cấp điện áp nhỏ hơn cao thế. Đường điện trung thế cấp tới máy biến áp, sau hạ áp để phân phối điện.
Mặc khác, điện trung thế sẽ phóng điện khi vi phạm khoảng cách an toàn. Dùng dây bọc và dây trần gắn với trụ bằng sứ cách điện. Phần cột bê tông ly tâm có chiều cao 9m – 12m.
9 Điện áp hạ thế
Chúng ta sẽ dễ bị điện giật khi tiếp xúc với dây điện bị tróc vỏ cách điện hoặc dây kim loại có điện. Điện áp này thường dùng dây cáp bọc vặn xoắn ACB bao gồm 4 sợi bọc với nhau và một số dùng 4 dây rời gắn cột điện.
Cột điện hay dùng cột bê tông ly tâm, cột bê tông vuông và trụ tháp sắt có độ cao từ 5m – 8m. Ở Việt Nam, điện hạ thế sẽ đạt mức: 0,4kV (400V). Trong đó điện hạ thế là điện dùng để cấp vào những thiết bị vận hành: Điện hạ thế 1 pha, 2 pha, 3 pha. Ở những điện áp 1 pha, 2 pha, 3 pha thường sử dụng trong công nghiệp.
Beeteco – Nhà phân phối thiết bị điện công nghiệp hàng đầu tại Việt Nam
Beeteco là kênh thương mại điện tử của Công ty Cổ phần Hạo Phương chuyên phân phối và thương mại các thiết bị điện công nghiệp của nhiều thương hiệu uy tín trên thế giới. Với hơn 17 năm kinh nghiệm trong việc phân phối thiết bị điện công nghiệp, chúng tôi tự tin đáp ứng được hết mọi nhu cầu của khách hàng và cam kết:
- Cung cấp sản phẩm chất lượng đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2015 về phân phối các thiết bị điện công nghiệp.
- Dịch vụ hỗ trợ lắp đặt, bảo hành, bảo trì tốt nhất thị trường.
- Sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ, giải đáp thắc mắc của khách hàng 24/7.
- Chính sách hậu mãi đa dạng, giúp khách hàng an tâm khi sử dụng.