Hệ thống điện ở bất kỳ đâu thì cũng cần Aptomat chống giật. Đây là một vật tư rất cần thiết trong tủ điện. Aptomat chống giật có nhiều loại, do nhiều thương hiệu sản xuất và nhiều công suất, số pha, số cực… Chính vì vậy, khi mua Aptomat chống giật bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ để chọn được sản phẩm thích hợp, vừa làm việc hiệu quả, xử lý nhanh nhạy, an toàn, lại bền bỉ lâu dài.
Tại sao nên dùng Aptomat chống giật?
Aptomat chống giật còn được gọi là aptomat chống rò dòng với cầu dao chống rò dòng. Nó giúp tự ngắt điện khi có dòng điện rò xuống đất từ đó có thể hạn chế được các tình trạng điện giật cho mọi người, đảm bảo được tính mạng an toàn cho mọi người.
Vì thế, CB chống rò dòng là một sự lựa chọn hoàn hảo nhất bởi nó đóng một vai trò rất quan trọng đối với các không gian lớn như công trình xây dựng. Có thể kể đến những công dụng mà Aptomat mang lại như:
- Khắc phục được những sự cố chập cháy điện, quá áp, quá tải;
- Bảo vệ dòng điện bị rò, lúc này đóng ngắt Aptomat ngay khi có điện bị rò dòng;
- Đảo đảm an toàn cho thiết bị điện cũng như an toàn cho người sử dụng thiết bị điện.
Đặc điểm nhận biết aptomat chống giật
Về thông số kỹ thuật chung
- In: Dòng điện định mức.
- Ue: Điện áp làm việc định mức.
- Icu: Khả năng chịu đựng dòng điện lớn nhất của tiếp điểm trong 1 giây.
- Icw: Khả năng chịu được dòng ngắn mạch trong 1 đơn vị thời gian.
- Ics: Khả năng cắt thực tế của thiết bị khi xảy ra sự cố..
- AT: Dòng điện tác động.
- AF: Dòng điện khung (Ampe Frame)
Về đặc điểm hình dáng
- Nhìn chung Aptomat chống giật có hình dáng và kích thước tương đương với Aptomat thông thường.
- Aptomat chống giật có công tắc điện ON-OFF và 1 nút TEST có công dụng để người dùng có thể kiểm tra tình trạng hoạt động của Aptomat. Các thông số được ghi trên Aptomat chống giật đó là điện áp, dòng tải, thời gian tác động và dòng rò
Cách chọn loại Aptomat chống giật
Nên ưu tiên chọn Aptomat chống giật có chức năng bảo vệ quá tải (RCBO, ELCB) thay thế aptomat thường. Thiết bị đa năng này vừa chống dòng rò hiệu quả, vừa bảo vệ con người, mạng điện không bị hư hại, cháy nổ, mất an toàn do quá tải.
Đối với Aptomat chỉ có chức năng chống giật (RCCB) bắt buộc phải lắp MCB.
Chọn Aptomat chống giật theo số pha / số cực
- Tránh chọn Aptomat chống giật 3 pha (3 cực) lắp cho hệ thống 3 pha tải hỗn hợp (tải 1 pha, 3 pha, sử dụng trung tính) vì sẽ khiến cho Aptomat chống giật bị nhảy.
- Với tải 3 pha hỗn hợp phải sử dụng Aptomat chống giật 4 pha (hay còn gọi là 3 pha 4 cực, 3P + N).
- Với điện 1 pha (1 dây pha + 1 dây trung tính) nên dùng Aptomat chống giật 2 pha (1 pha 2 cực, 1P + N).
- Còn Aptomat chống giật 3 pha 3 cực chỉ dùng được cho tải 3 pha 3 dây không có trung tính như động cơ 3 pha.
Chọn Aptomat chống giật theo dòng định mức
- Nếu mua Aptomat chống giật RCBO, ELCB, bạn hãy chọn dòng định mức căn cứ vào công suất sử dụng tương tự như chọn Aptomat chống giật thông thường.
- Với Aptomat chống giật RCCB thì chọn dòng định mức bằng hoặc lớn hơn dòng định mức Aptomat chống giật thường lắp cùng RCCB.
Chọn Aptomat chống giật theo dòng rò
- Aptomat chống giật thường có 3 loại theo dòng rò 15mA, 30mA, 100/200/300/500mA:
- Khu vực dân dụng nên chọn Aptomat chống giật 30mA
- Các khu vực sản xuất công suất lớn, nhà máy, bệnh viện, tòa nhà thường dùng át chống rò 100/200/300/500mA.
Beeteco – Nhà phân phối thiết bị điện công nghiệp hàng đầu tại Việt Nam
Beeteco là kênh thương mại điện tử của Công ty Cổ phần Hạo Phương chuyên phân phối và thương mại các thiết bị điện công nghiệp của nhiều thương hiệu uy tín trên thế giới. Với hơn 17 năm kinh nghiệm trong việc phân phối thiết bị điện công nghiệp, chúng tôi tự tin đáp ứng được hết mọi nhu cầu của khách hàng và cam kết:
- Cung cấp sản phẩm chất lượng đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2015 về phân phối các thiết bị điện công nghiệp.
- Dịch vụ hỗ trợ lắp đặt, bảo hành, bảo trì tốt nhất thị trường.
- Sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ, giải đáp thắc mắc của khách hàng 24/7.
- Chính sách hậu mãi đa dạng, giúp khách hàng an tâm khi sử dụng.