Các tiêu chuẩn về cách bố trí điện trong nhà

Để lắp đặt và sử dụng điện đảm bảo an toàn, bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ về điện. Bài viết dưới đây, Beeteco sẽ giới thiệu cho bạn các tiêu chuẩn về cách bố trí điện trong nhà.

Tiêu chí về các ổ cắm điện trong nhà

  • Chọn mua loại ổ cắm có thương hiệu uy tín và đảm bảo chất lượng cả phía trong và ngoài ổ cắm.
  • Không mua ổ cắm có phần vỏ mỏng để giảm thiểu nguy cơ cháy nổ.
  • Lựa chọn ổ cắm và phích cắm tương ứng với nhau.
  • Loại ổ cắm được sử dụng phải phù hợp với công suất điện của các thiết bị trong nhà.
  • Nên dùng loại ổ cắm điện có dây tiếp đất an toàn và lắp từ hai đến bốn ổ cắm điện loại 15A trong mỗi phòng.
  • Ở những khu vực có sử dụng nước, nên lắp đặt ổ cắm điện loại chống nước ở vị trí khô ráo nhất.
  • Đối với các thiết bị điện có công suất lớn như tủ lạnh, máy giặt, lò nướng, bếp điện… thì phải sử dụng ổ cắm riêng biệt.
  • Nếu dùng bếp gas, bạn không nên lắp đặt ổ cắm ở gần mặt sàn hay bếp để tránh gây cháy nổ.

Tiêu chí về chiều cao, khoảng cách của ổ cắm điện

  • Ổ cắm điện phải đặt cách mặt sàn ít nhất là 0,3m. Đối với những gia đình có trẻ nhỏ, bạn nên lắp đặt cách mặt sàn tối thiểu 1,5m để đảm bảo an toàn cho các bé.
  • Đường dây điện phải cách cửa ra vào và cửa sổ tối thiểu 10cm.
  • Dây điện ngầm tới các ổ cắm, công tắc điện phải bắt đầu từ trục nằm ngang và bố trí thẳng với bảng điện, ổ cắm điện và công tắc.
  • Riêng với nhà tắm và nhà vệ sinh, cần lắp đặt công tắc điện ở cả phía trong và ngoài.
  • Công tắc đèn chính cần bố trí gần cửa ra vào, cách mặt sàn từ 0,7 đến 0,9m.

Tiêu chí về chiều cao, khoảng cách của ổ cắm điện

Xác định trước vị trí của các thiết bị điện

Khi xác định trước vị trí của các thiết bị điện sẽ giúp hạn chế rủi ro, có cách bố trí ổ cắm và đi đường dây điện hợp lý.

 

Bạn cần có một bản vẽ vị trí cụ thể của các thiết bị điện cũng như nội thất trong nhà để lựa chọn được vị trí lắp đặt ổ cắm điện thích hợp nhất. Thường thì ổ cắm được bố trí ở sau các thiết bị điện cố định như tivi, tủ lạnh, máy giặt,… và cách mặt sàn 0,3m đối với các thiết bị điện di động như máy hút bụi, quạt cây để đảm bảo độ an toàn, thuận tiện và mang tính thẩm mỹ cao.

Một số điều cần lưu ý khi thiết kế hệ thống điện và thi công lắp đặt

1. Xác định nhu cầu sử dụng

Khi bạn đã xác định được nhu cầu sử dụng thì sẽ rất dễ dàng để lựa chọn các thiết bị điện, loại ổ cắm và lên bản thiết kế chi tiết, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cũng như đảm bảo tính thẩm mỹ và độ an toàn.

2. Thiết kế bản vẽ kỹ thuật

Chuẩn bị bản vẽ kỹ thuật là một bước cực kỳ quan trọng trong thiết kế hệ thống điện và thi công lắp đặt để đánh giá được tốt khả năng chịu tải của đường điện, giúp bạn đưa ra phương án phù hợp, đảm bảo an toàn, tiết kiệm thời gian và thi công lắp đặt dễ dàng, nhanh chóng.

3. Lựa chọn trang thiết bị điện phù hợp

Mỗi một thiết bị điện đều có công suất, sức tải, định mức, có yêu cầu và cách lắp đặt khác nhau. Chính vì vậy, bạn cần tìm hiểu và lựa chọn trang thiết bị điện phù hợp để đảm bảo độ an toàn, thuận tiện trong khi sử dụng cũng như có tính thẩm mỹ cao.

Beeteco – Nhà phân phối thiết bị điện công nghiệp hàng đầu tại Việt Nam

Beeteco là kênh thương mại điện tử chuyên phân phối và thương mại các thiết bị điện công nghiệp của nhiều thương hiệu uy tín trên thế giới. Với hơn 17 năm kinh nghiệm trong việc phân phối thiết bị điện công nghiệp, chúng tôi tự tin đáp ứng được hết mọi nhu cầu của khách hàng và cam kết:

  • Cung cấp sản phẩm chất lượng đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2015 về phân phối các thiết bị điện công nghiệp.
  • Dịch vụ hỗ trợ lắp đặt, bảo hành, bảo trì tốt nhất thị trường.
  • Sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ, giải đáp thắc mắc của khách hàng 24/7.
  • Chính sách hậu mãi đa dạng, giúp khách hàng an tâm khi sử dụng.