Hệ thống điện ở bất kỳ đâu thì cũng cần Aptomat chống giật. Đây là một vật tư rất cần thiết trong tủ điện. Aptomat chống giật có nhiều loại, do nhiều thương hiệu sản xuất và nhiều công suất, số pha, số cực… Chính vì vậy, khi mua Aptomat chống giật bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ để chọn được sản phẩm thích hợp, vừa làm việc hiệu quả, xử lý nhanh nhạy, an toàn, lại bền bỉ lâu dài. Aptomat chống giật là thiết bị gì và có tầm quan trọng như thế nào ? Nó có cấu nào và nguyên lý làm việc ra sao? Hãy cùng Beeteco tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây
1. Aptomat chống giật là gì?
RCBO (Residual Current Circuit Overcurrent) chính là aptomat chống dòng giật với chức năng chính là dùng để ngắt dòng điện khi phát hiện ra có dòng rò và gặp sự cố về thiết bị điện. Aptomat chống giật là một thiết bị đóng cắt không thể thiếu ở bất kì hệ thống điện nào, vì nó giúp kiểm soát, rà soát những dòng điện quá tải hoặc ngắn mạch, hoặc rò rỉ điện, qua đó đưa ra quyết định đóng ngắt dòng điện hợp lý, bảo vệ dòng an toàn, chống cháy nổ trong khi sử dụng điện.
Thiết bị này được thiết kế với một rơle điện từ nên khả năng nhạy điện rất cao, nó sẽ tự động ngắt mạch điện nhanh chóng và rất chính xác nên việc bảo vệ và phòng chống chập cháy cực kì hiệu quả, ngoài ra, điểm nhảy tiếp xúc trong các sản phẩm tự động này không phụ thuộc vào trường hợp gạt tay của người sử dụng, giúp cho các thiết bị điện có độ chính xác cao hơn, và cũng có tuổi thọ sử dụng cao hơn.
2. Có mấy loại aptomat chống giật ?
a. Có mấy loại aptomat chống giật
Aptomat chống giật được chia ra những loại cơ bản sau đây. Dựa vào nhu cầu, mục đích sử dụng và dự án thi công, mà chúng ta đưa ra sự chọn lựa hợp lý.
-
Cầu dao tự động chống giật dạng tép RCCB (Residual Current Circuit Breaker). Chỉ sở hữu chức năng chống giật, nếu như muốn bảo vệ quá tải cần kết hợp thêm MCB.
- Aptomat chống giật dạng khối có bảo vệ quá tải ELCB (Earth Leakage Circuit Breaker).
- Aptomat chống giật dạng tép có bảo vệ quá tải RCBO (Residual Circuit Breaker with Overcurrent protection).
b. Cách chọn aptomat chống giật
Nên ưu tiên chọn Aptomat chống giật có chức năng bảo vệ quá tải (RCBO, ELCB) thay thế aptomat thường. Thiết bị đa năng này vừa chống dòng rò hiệu quả, vừa bảo vệ con người, mạng điện không bị hư hại, cháy nổ, mất an toàn do quá tải.
Đối với Aptomat chỉ có chức năng chống giật (RCCB) bắt buộc phải lắp MCB.
Chọn Aptomat chống giật theo số pha / số cực
- Tránh chọn Aptomat chống giật 3 pha (3 cực) lắp cho hệ thống 3 pha tải hỗn hợp (tải 1 pha, 3 pha, sử dụng trung tính) vì sẽ khiến cho Aptomat chống giật bị nhảy.
- Với tải 3 pha hỗn hợp phải sử dụng Aptomat chống giật 4 pha (hay còn gọi là 3 pha 4 cực, 3P + N).
- Với điện 1 pha (1 dây pha + 1 dây trung tính) nên dùng Aptomat chống giật 2 pha (1 pha 2 cực, 1P + N).
- Còn Aptomat chống giật 3 pha 3 cực chỉ dùng được cho tải 3 pha 3 dây không có trung tính như động cơ 3 pha.
Chọn Aptomat chống giật theo dòng định mức
- Nếu mua Aptomat chống giật RCBO, ELCB, bạn hãy chọn dòng định mức căn cứ vào công suất sử dụng tương tự như chọn Aptomat chống giật thông thường.
- Với Aptomat chống giật RCCB thì chọn dòng định mức bằng hoặc lớn hơn dòng định mức Aptomat chống giật thường lắp cùng RCCB.
Chọn Aptomat chống giật theo dòng rò
- Aptomat chống giật thường có 3 loại theo dòng rò 15mA, 30mA, 100/200/300/500mA:
- Khu vực dân dụng nên chọn Aptomat chống giật 30mA
- Các khu vực sản xuất công suất lớn, nhà máy, bệnh viện, tòa nhà thường dùng át chống rò 100/200/300/500mA.
3. Chức năng của Aptomat chống giật:
RCBO được kết hợp giữa RCCB và MCB trong thiết bị điện. RCBO thường được sử dụng với dòng điện định mức là 30mA. Aptomat chống giật FUJI có một vai trò vô cùng quan trọng đó là dùng để ngắt điện khi gặp sự cố về rò dòng hoặc là điện áp quá tải, nhằm khắc phục tình trạng bị chập cháy điện. Đôi khi trong một số trường hợp khác, khi dòng điện áp quá tải xảy ra sự cố dòng điện chênh lên cao khiến cho aptomat bị ngắt điện. Do đó trong trường hợp bị chập cháy hoặc gây hỏa hoạn thì bạn cần loại Aptomat chống giật FUJI do những chiếc aptomat thông thường cũng có khả năng ngắt được các dòng điện này.Từng loại Aptomat chống giật khác nhau sẽ phụ trách những chức năng khác nhau:
- Aptomat chống giật 1 pha: nó so sánh dòng điện chạy qua 2 dây mát và lửa, nếu dòng điện này khác nhau quá một ngưỡng rò nhất định thì nó sẽ ngắt điện khỏi tải, không cho tải làm việc nữa.
- Aptomat chống giật 3 pha: nó so sánh dòng điện chạy qua 3 dây pha và dây trung tính, nếu dòng điện này khác nhau quá một ngưỡng rò nhất định thì nó ngắt.
4. Cấu tạo Aptomat chống giật RCBO và nguyên lý hoạt động:
- Buồng dập hồ quang: Buồng có thiết kế những tấm kim loại ghép lại với nhau. Những khoảng trống giữa các tấm kim loại có tác dụng chia nhỏ lượng hồ quang ra để dập và giảm lượng nhiệt sinh ra. Buồng dập hồ quang có vị trí bao quanh là vật liệu cách ly. Nhiệm vụ là để cách ly với các phân tử khác bên ngoài. Có 2 loại dập hồ quang đó là: Hồ quang kiểu nửa kín và hồ quang kiểu hở. Hai loại này có sự khác nhau ở lớp vỏ kín của MCB và lỗ thoát khí. Loại hở dùng điện áp lớn 50KA và 1000V.
- Bảng mạch RCD: RCD có nhiệm vụ ngắt mạch điện tự động khi có sự cố. Đó là khi mất cân bằng giữa cường độ dòng điện giữa dây pha và dây trung tính. RCD có cấu tạo gồm 1 cuộn nam châm, 2 dây dẫn điện chạy bên trong cuộn nam châm. Khi xuất hiện sự khác nhau về dòng điện thì nam châm sẽ đo và tự ngắt tiếp điểm cung cấp điện.
- Thermal Overload detection: Bộ phận phát hiện ra sự quá tải nhiệt.
- Manual switch: Thao tác đóng/ mở
- RCD test button: Nút kiểm tra RCD.
- Short circuit detection coil: Cuộn dây phát hiện ngắn mạch.
- RCD toroid – RCD hình xuyến: Bộ phận nhạy cảm của dòng rò bên trong RCD. Bộ phận này kết hợp với một biến dòng vi sai.
- ARC chute: Máng dập hồ quang.

Nguyên lý hoạt động
Aptomat chống giật thiết kế cho 2 dây nóng và dây nguội của dòng điện đi qua 1 cuộn cảm. Đây giống như 1 biến thế thông thường với cuộn sơ cấp 1 vòng dây (chính là 2 dây mát và lửa đi qua tâm biến thế) và cuộn thứ cấp có vài chục vòng dây.
Theo đó: dòng điện đi ra ở dây nóng và sẽ về ở dây nguội (ngược lại: ra nguội về nóng) là ngược chiều nhau, có nghĩa là từ trường biến thiên sẽ sinh ra trong cuộn dây là ngược chiều nhau, trong trường hợp 2 dòng điện bằng nhau, 2 từ trường biến thiên sẽ tự động triệt tiêu nhau làm cho điện áp ra của cuộn thứ cấp biến dòng = 0.
Trường hợp điện áp qua 2 dây bị dò, dòng điện trên 2 dây sẽ khác nhau, hai từ trường biến thiên sinh ra trong cuộn dây khác nhau sẽ làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trên cuộn dây, dòng điện này sẽ được kiểm tra xem có lớn hơn dòng rò an toàn không? Nếu lớn hơn thì thiết bị sẽ cấp điện cho Triac cấp điện cho cuộn hút của Aptomat.
Aptomat chống giật 1 pha:
Hai dây mát và nóng đi qua 1 biến dòng có lõi sắt hình xuyến và cuộn thứ cấp. Dòng điện sẽ đi ra ở dây nóng và về tại dây mát và ngược lại. Khi 2 dòng điện bằng nhau từ trường sẽ tự biến thiên và điện áp ra cuộn thứ cấp = 0. Khi điện áp 2 dòng khác nhau sẽ sinh ra từ trường biến thiên khác nhau, cuộn thứ cấp xuất hiện dòng điện cảm ứng và được đưa vào IC để kiểm tra sự an toàn.
Aptomat chống giật 3 pha:
Ở Aptomat chống giật 3 pha dòng điện sẽ tuyền ra tại dây nóng và về ở dây mát và ngược lại dẫn đến dòng điện ngược chiều nhau. Từ đó, từ trường biến thiên tại lõi sắt của biến dòng có chiều ngược nhau. Khi 2 dòng điện có giá trị bằng nhau thì từ trường biến thiên sẽ tự diệt lẫn nhau khiến điện áp ra cuộn thứ cấp của biến dòng = 0. Khi 2 dòng điện có giá trị khác nhau thì từ trường cũng sẽ khác nhau khiến dòng điện cảm ứng xuất hiện trên cuộn thứ cấp biến dòng. Sau đó được đưa vào IC để kiểm tra.
5. Các thông số kỹ thuật của Aptomat chống giật
- In: Đây là ký hiệu định mức.
- Dòng rò: Aptomat chống giật thường sẽ được chế tạo dòng rò cố định ở mức 15mA, 30mA hoặc dòng có thể điều chỉnh lên đến các mức như 100mA/ 200mA/ 300mA/ 500mA (có lẫy gạt để có thể chọn được mức dòng rò tương ứng). Khi dòng điện rò bị vượt quá dòng quy định, lúc này aptomat chống giật sẽ tự động ngắt.
- Ue: Điện áp làm việc định mức của aptomat chống giật.
- Icu: Dòng cắt ngắn mạch là khả năng chịu đựng được của dòng lớn nhất của tiếp điểm trong 1 giây.
- Icw: Khả năng chịu dòng ngắn mạch trong 1 đơn vị thời gian của thiết bị.
- Lcs: Khả năng cắt thực tế khi xảy ra sự của của thiết bị. Khả năng này thường phụ thuộc vào các nhà sản xuất trang bị cho mỗi aptomat chống giật khác nhau.
- AT: Dòng điện tác động.
- AF: Dòng điện khung.
- Mechanical/electrical endurace: Số lần đóng ngắt bằng tay cho phép/số lần đóng cắt điện cho phép của thiết bị.
6. Đặc điểm hình dáng Aptomat chống giật
Về thông số kỹ thuật chung
- In: Dòng điện định mức.
- Ue: Điện áp làm việc định mức.
- Icu: Khả năng chịu đựng dòng điện lớn nhất của tiếp điểm trong 1 giây.
- Icw: Khả năng chịu được dòng ngắn mạch trong 1 đơn vị thời gian.
- Ics: Khả năng cắt thực tế của thiết bị khi xảy ra sự cố..
- AT: Dòng điện tác động.
- AF: Dòng điện khung (Ampe Frame)
Về đặc điểm hình dáng
- Nhìn chung Aptomat chống giật có hình dáng và kích thước tương đương với Aptomat thông thường.
- Aptomat chống giật có công tắc điện ON-OFF và 1 nút TEST có công dụng để người dùng có thể kiểm tra tình trạng hoạt động của Aptomat. Các thông số được ghi trên Aptomat chống giật đó là điện áp, dòng tải, thời gian tác động và dòng rò
- Trên mặt aptomat chống giật thường có ghi các thông số: tên dòng sản phẩm, điện áp, dòng tải, thời gian tác động và dòng rò. Thông thường có các ngưỡng dòng rò 15mA, 30mA, 100mA, 200mA, 300mA, 500mA.
7. Hướng dẫn chọn Aptomat chống giật
Lúc lựa chọn Aptomat chống giật, người dùng cần lưu ý một vài vấn đề sau để tránh chọn sai không thể sử dụng được:
- Chọn loại aptomat: Aptomat chống giật có chức năng bảo vệ quá tải (RCBO, ELCB) có thể dùng thay thế aptomat thường nhưng vì cấu tạo phức tạp hơn nên loại này thường có dòng cắt ngắn mạch thấp. Sử dụng RCBO, ELCB sau aptomat thường sẽ bảo vệ hệ thống điện tốt hơn. Đối với Aptomat chỉ có chức năng chống giật (RCCB) bắt buộc phải lắp sau aptomat thường.
- Chọn số pha / số cực: Sai lầm thường gặp nhất là khi chọn Aptomat chống giật 3 pha lắp cho hệ thống 3 pha tải hỗn hợp dẫn tới át chống giật bị nhảy. Đối với tải 3 pha hỗn hợp phải sử dụng loại 4 pha. Đối với điện 1 pha phải sử dụng aptomat 2 pha. Aptomat chống giật 3 pha 3 cực chỉ dùng được cho tải 3 pha 3 dây không có trung tính như động cơ 3 pha.
- Chọn dòng định mức: Đối với RCBO, ELCB chọn dòng định mức căn cứ vào công suất sử dụng tương tự như chọn aptomat thường. Đối với aptomat chống giật không bảo vệ quá tải RCCB thì chọn dòng định mức bằng hoặc lớn hơn dòng định mức aptomat thường lắp cùng RCCB.
- Chọn dòng rò: aptomat chống giật thường có 3 loại theo dòng rò 15mA, 30mA, 100/200/500mA. Thông thường các hệ thống nhỏ, các khu vực dân dụng dùng dòng chống rò 30mA. Các khu vực sản xuất công suất lớn thường dùng dòng chống rò 100/200/500mA.
8. Các lưu ý khi sử dụng ?
- Không lắp đặt ở nơi ẩm ướt, khi lắp aptomat chống giật cho bình nước nóng thì nên đặt ở phía bên ngoài.
- Phải test trước khi dùng. Test ít nhất 1 lần /tháng để kiểm tra thiết bị còn hoạt động tốt hay không?
- Khi lắp aptomat chống giật, phía trên aptomat là điện vào, phía dưới là điện áp ra tải, nếu đấu ngược sẽ hư aptomat ngay khi có dòng.
9. Nên dùng aptomat chống giật của hãng nào ?
Aptomat chống giật là thiết bị trọng yếu trong các hệ thống điện nhưng do việc chế tạo phức tạp đã đẩy giá thành lên cao hơn vài lần so với Aptomat thường. Bởi vì vậy nên nó không được sử dụng phổ biến bằng Aptomat thường. Nhà sản xuất cũng không chế tạo nhiều mã sản phẩm đa dạng như Aptomat thường.
Trên thị trường hiện nay có nhiều hãng sản xuất Aptomat chống giật dùng cho điện 1 pha và 3 pha như: Schneider Electric, Fuji Electric, LS, Mitsubishi,
10. Có nên dùng aptomat chống giật ?
Aptomat là một thiết bị điện bảo vệ sự an toàn cho hệ thống điện của bạn. Khi lắp đặt aptomat chống giật, nếu mạch điện xuất hiện dòng rò sẽ tự động ngắt nguồn điện tại nơi phát hiện. Nó giúp tự ngắt điện khi có dòng điện rò xuống đất từ đó có thể hạn chế được các tình trạng điện giật cho mọi người, đảm bảo được tính mạng an toàn cho mọi người.
Vì thế, CB chống rò dòng là một sự lựa chọn hoàn hảo nhất bởi nó đóng một vai trò rất quan trọng đối với các không gian lớn như công trình xây dựng. Có thể kể đến những công dụng mà Aptomat mang lại như:
- Khắc phục được những sự cố chập cháy điện, quá áp, quá tải;
- Bảo vệ dòng điện bị rò, lúc này đóng ngắt Aptomat ngay khi có điện bị rò dòng;
- Đảo đảm an toàn cho thiết bị điện cũng như an toàn cho người sử dụng thiết bị điện.
Do đó, nếu như bạn vẫn còn đang cảm thấy do dự về việc có nên dùng aptomat chống giật hay không? Thì câu trả lời chắc chắn là có. Vì đây sẽ là cách bảo vệ đơn giản và hiệu quả nhất, nó sẽ bảo vệ sự an toàn của bạn khi xảy ra các sự cố về điện. Cũng như sẽ bảo vệ cho hệ thống điện và các thiết bị điện của bạn một cách ít thiệt hại nhất .
Trên đây là bài viết về aptomat chống giật được Beeteco chia sẽ giải đáp cho các bạn . Hy vọng qua bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn về Aptomat chống giật là gì ? Và có nên sử dụng hay không. Nếu bạn có nhu cầu hay thắc mắc thì liên hệ cho chúng tôi nhé .Beeteco là kênh thương mại điện tử của Công ty Cổ phần Hạo Phương chuyên phân phối và thương mại các thiết bị điện công nghiệp của nhiều thương hiệu uy tín trên thế giới. Với hơn 17 năm kinh nghiệm trong việc phân phối thiết bị điện công nghiệp, chúng tôi tự tin đáp ứng được hết mọi nhu cầu của khách hàng và cam kết.